Tiếp theo bài viết " Tổng quan về thị trường tài chính", chúng tôi đi sâu về 1 phần trong thị trường tài chính đó là Thị trường chứng khoán
Nội dung bài viết:
1.
Lịch sử hình thành TTCK
2.
Khái niệm về TTCK
3.
Các chủ thể trên TTCK
4.
Chức năng của TTCK
5.
Phân loại cơ bản
6.
Nguyên tắc hoạt động trên TTCK
7.
Ưu và nhược điểm của TTCK
8.
Các hành vi tiêu cực
1. Lịch sử hình thành:
Giữa thế kỷ thứ 15 ở Tây
phương, tại những thành phố trung tâm
buôn bán, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để bàn bạc về việc
mua bán, trao đổi các loại hàng hóa (chủ yếu là nông sản, khoáng sản), ngoại tệ
…
Cuối thế kỷ 15: khu chợ riêng
trở thành thị trường. Ở đó thống nhất với nhau những quy ước cho các cuộc
thương lượng. Những quy ước thành những quy tắc có giá trị bắt buộc.
Những cột mốc quan trọng
Giai đoạn 1875-1913: Thị
trường phát triển mạnh
Năm 1929: Bắt đầu những ngày
đen tối của TTCK: Vụ đổ vỡ Phố Wall năm 1929, mở đầu cho thời kỳ Đại suy thoái.
Nó bắt đầu ngày 29/10/1929 (Ngày thứ ba đen tối), khi chỉ số Dow Jones
Industrial mất 22% giá trị chỉ trong một ngày .
Giai đoạn 1973-1974: Chỉ số FT30 của Sở giao dịch chứng khoán London
(khi ấy tương đương với chỉ số Dow Jones) mất 73% giá trị, khiến đồng đôla Mỹ
mất giá và làm cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973 thêm tồi tệ.
Giai đoạn 1987: Thị trường khủng hoảng lần II Hồng Kong (một
trung tâm tài chính lớn khác) là lãnh thổ
đầu tiên bị tấn công vào ngày 19/10/1987
và vụ sụp đổ này lan sang phương Tây tới Mỹ, làm chỉ số Dow Jones rơi
22%.
Năm 2000: Một câu chuyện “bùng
nổ và suy thoái” tương tự là bong bóng công nghệ cuối những năm 90. Nhờ sự bùng
nổ của nền kinh tế Internet, chỉ số công nghệ NASDAQ tăng gấp đôi chỉ sau một năm lên 5.058,62 điểm.
Năm 2008: khủng hoảng tài
chính toàn cầu
2. Khái niệm:
Thị trường chứng khoán là một
thị trường mà ở đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm
mục đích kiếm lời
3. Các chủ thể trên TTCK:
-
Nhà phát hành
-
Nhà đầu tư
-
Qũy đầu tư
-
Công ty chứng khoán
-
Ngân hàng thương mại
-
Cơ quan quản lý nhà nước
-
Sở giao dịch chứng khoán
-
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
-
Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
-
Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
-
Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
4. Chức năng của TTCK:
-
Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
-
Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
-
Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
-
Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
-
Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách
kinh tế vĩ mô
5. Phân loại cơ bản:
a. Căn cứ vào sự luân chuyển của nguồn vốn
b. Căn cứ vào hàng hóa trên thị trường
c. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
6. Nguyên tắc hoạt động trên TTCK:
a. Nguyên tắc công khai:
• TTCK phải được xây dựng trên
cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Các bên phát hành có nghĩa vụ cung cấp
thông tin đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan đến tổ
chức phát hành, đợt phát hành.
• Việc công khai phải thỏa mãn
các yêu cầu:
- Chính xác
- Kịp thời
- Dễ tiếp cận
b. Nguyên tắc trung gian:
• Trên TTCK các giao dịch được
thực hiện thông qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán.
• Trên TT sơ cấp, các NĐT
thường không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ nhà BL phát hành.
• Trên TT thứ cấp, thông qua
các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh các cty CK mua, bán CK giúp khách hàng.
c. Nguyên tắc đấu giá:
• Căn cứ vào các các hình thức
đấu giá:
- Đấu giá trực tiếp
- Đấu giá gián tiếp
- Đấu giá tự động
• Căn cứ vào phương thức đấu
giá:
- Đấu giá định kỳ
- Đấu giá liên tục
7. Một số yếu tố cần lưu ý của TTCK:
Yếu tố đầu cơ: yếu tố này làm
ảnh hưởng dây truyền làm cho cổ phiếu có thể tăng giá cao giả tạo, điều này có
thể dẫn đến sự khan hiếm hay thừa thãi làm cho giá cổ phiếu tăng giảm đột biến.
Mua bán nội gián: Đây là hiện
tượng một cá nhân nào đó lợi dụng việc làm thu được những thông tin nội bộ của
một đơn vị kinh tế để mua hoặc bán cổ phiếu của đơn vị đó nhằm thu lợi cho
mình, gây ảnh hưởng giá cổ phiếu trên thị trường đó.
Mua bán cổ phiếu ngoài TTCK:
luật về TTCK cũng đã hạn chế các nhà môi giới mua bán cổ phiếu ngoài thị trường
chứng khoán, vì nếu để việc này xảy ra sẽ gây hậu quả khó lường. Vì bộ phận
quản lý không hề nào biết được việc chuyển nhượng quyền sở hữu cổ phiếu của đơn
vị đó. Mọi sự mua bán ngoài có khả năng tạo áp lực cho các nhà đầu tư khác.
8. Các hành vi tiêu cực:
• Đầu cơ CK, lũng đoạn thị
trường: Các NĐT cấu kết với nhau để mua hoặc bán CK với số lượng lớn gây nên
cung hay cầu giả tạo, làm giá cổ phiếu tăng hay giảm đột biến lũng đoạn thị
trường.
• Bán khống: Đây là một hành
vi lũng đoạn thị trường nếu nó được thực hiện bởi sự kết cấu của nhiều người.
• Thông tin sai sự thật: Là
một hành vi thiếu đạo đức nhằm mục đích làm cho cổ phiếu của công ty khác sụt
giảm, hoặc giá CP của Cty mình được tăng cao do việc phao tin đồn thất thiệt
trên thị trường. Tin đồn thất thiệt khiến NĐT hoang mang và mang lại tác hại
cho NĐT và Cty CP .
• Đối với Công ty chứng khoán hoặc tổ chức đầu
tư nghiêm cấm các hành vi sau nhằm bảo vệ lợi ích nhà đầu tư:
-
Làm trái lệnh đặt mua, bán của người đầu tư.
-
Không cung cấp xác nhận giao dịch theo quy định.
-
Tự ý mua, bán CK trên TK của KH hoặc mượn danh nghĩa
KH để mua, bán CK.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét